Tư vấn kỹ thuật
2015-05-19 09:17:32 | Lượt xem: 4211 | Tư vấn kỹ thuật
Quy trình xử lý chống thấm tầng hầm
Những khuyết tật bê tông như rỗ,hốc bọng, những phần bê tông bám dính hờ và những vật liệu ngoại lai trám trét như gỗ, ….. sẽ được đục cho đến phần bê tông đăc chắc ( Có thể đến phần bê tông kết cấu)
Mọi vật liệu bám dính hay thẩm thấu như những trường hợp chất bảo vệ bê tông, sơn, dầu tháo ván khuôn phải được băm sạch.
Dùng nước và cọ nhựa cứng rửa sạch bụi bám trên bề mặt, các khe nứt, hốc bọng, hốc chốt ty thép sẽ được tạt mạnh nước và dùng cọ cứng quét sạch bụi đất và nước đọng. Việc rửa nước vừa có mục đích vệ sinh đồng thời giúp bề mặt bê tông cần xử lý được bảo hòa nước.
2. Phương pháp thi công:
Gia cố chống thấm cho các khuyết tật bê tông như lỗ rỗng, hốc bọng, hốc ti sắt, rãnh quanh các đường ống, rãnh đường nứt, mạch ngừng,….
I. ĐÁY TẦNG HẦM: 3 phương án:
Phương án 1: Chống thấm thuận- Trước khi đổ bêtông móng:
Sử dụng hóa chất chống thấm chuyên dụng
Sau khi thi công bêtông lót và lắp đặt xong cốt thép sàn đáy tầng hầm, tiến hành thi công chống thấm theo qui trình sau:
Chuẩn bị: Bề mặt bêtông lót phải bằng phẳng, chắc (thích hợp nhất là bêtông đá 1x2, đá 4x6…)
Vệ sinh bề mặt.
Phủ lên bề mặt bêtông lót một lớp cát (cát hạt lớn càng tốt) dày khoảng 13 mm.
Phun nước tạo ẩm lên bề mặt lớp cát.
Pha trộn hồ dầu chống thấm loãng theo công thức
Thi công: Dùng máy phun hoặc tưới đều hỗn hợp hồ dầu chống thấm loãng lên bề mặt lớp cát cho đến khi ướt đẫm bề mặt và các ngóc ngách.
Dùng nước phun sương, phun sạch lớp hồ dầu chống thấm loãng bám trên sắt sàn (nếu cần).
Trong vòng 2 giờ trở lại, có thể tiến hành đổ bêtông.
Nguyên lý: Chất chống thấm có trong lớp hồ dầu chống thấm loãng bám trên lớp cát và bêtông lót sẽ hòa tan, thẩm thấu vào phần dưới cùng của lớp bêtông mới đổ, tạo thành một lớp chống thấm ở phần đáy, không tách rời với bêtông đáy, bền theo kết cấu vật liệu.
Phương án 2: Chống thấm thuận - Trước khi lắp đặt sắt thép bêtông móng:
Sử dụng hóa chất chống thấm chuyên dụng
Chuẩn bị: Bề mặt bêtông lót phải bằng phẳng, chắc (thích hợp nhất là bêtông đá1x2, đá 4x6…)
Vệ sinh bề mặt.
Pha trộn hồ dầu chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt).
Thi công:
° Bước 1: Lớp chống thấm
Tô phủ lớp hồ dầu chống thấm dày khoảng 4mm lên bề mặt bêtông lót
° Bước 2: Lớp bảo vệ.
Sau khi lớp hồ chống thấm vừa ráo mặt phủ một lớp VXM M75 dày khoảng
2cm --> 3cm lên lớp hồ dầu chống thấm để chống răn nứt.
Chú ý: Thực hiện 2 lớp này theo dạng cuốn chiếu, tránh dẫm đạp lên lớp chống thấm còn ướt.
Cần phải bảo dưỡng bằng nước.
Sau 24 giờ trở lên có thể tiến hành công tác lắp đặt sắt thép.
Phương án 3: Chống thấm nghịch-Sau khi đổ bêtông đáy:
Sử dụng hóa chất chống thấm chuyên dụng
Chuẩn bị: Nên tiến hành chống thấm sau khi đổ bêtông đáy từ 2 tuần trở lên.
Vệ sinh và tạo ẩm bề mặt.
Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) .
Pha trộn hồ dầu chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt).
Thi công:
° Bước 1: Lớp chống thấm.
Phun nước tạo ẩm. sau đó dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt một lớp dày 4mm.
° Bước 2: Lớp bảo vệ.
Sau khi lớp hồ dầu chống thấm vừa ráo mặt phủ một lớp VXM M75 dày khoảng 1cm lên trên lớp hồ dầu chống thấm để chống răn nứt.
Chú ý: Thực hiện 2 lớp này theo dạng cuốn chiếu, tránh dẫm đạp lên lớp chống thấm còn ướt.
Bảo dưỡng bằng nước.
ª Thông thường cần đổ một lớp bêtông đá mi dày khoảng 45cm (hoặc tùy theo yêu cầu) lên trên sàn đáy sau khi lớp hồ chống thấm đã ráo mặt.
II. VÁCH TẦNG HẦM: 2 Phương án 1.Phương án 1: Sử dụng hóa chất chống thấm chuyên dụng
Chuẩn bị: Vệ sinh bề mặt.
Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) .
Nếu bề mặt vách bêtông láng, cần tạo nhám trước khi thi công.
Pha trộn hồ chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt).
Thi công:
° Bước 1: Lớp chống thấm.
Dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt bêtông một lớp dày khoảng 04mm.
° Bước 2: Lớp bảo vệ.
Khi lớp hồ dầu chống thấm vừa ráo mặt (còn mềm nhưng ấn nhẹ không còn dính tay) thì phủ một lớp VXM M75 lên trên lớp hồ dầu chống thấm để chống răn nứt.
Sau đó cần bảo dưỡng bằng nước và nên tô trát lớp vữa hoàn thiện trong vòng 3 ngày trở lại.
2. Phương án 2: Sử dụng hóa chất chống thấm chuyên dụng
Chuẩn bị: Vệ sinh bề mặt.
Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có)
Nếu bề mặt vách bêtông láng, cần tạo nhám trước khi thi công.
Thi công: Phun nước tạo ẩm nhiều lần trước khi thi công chống thấm.
Thực hiện 2 lớp chống thấm như sau:
Lớp 1: Pha trộn hồ dầu chống thấm theo công thức.
Dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt bêtông một lớp dày khoảng 2-3mm.
Thực hiện tiếp lớp tiếp theo:
Lớp 2: Pha trộn vữa chống thấm theo công thức.
(ximăng và cát được trộn theo tỉ lệ: cứ 1 phần ximăng tương ứng với 3 phần cát cho đến khi dạt độ dẻo sệt thích hợp. Cát phải sạch và được sàn đều hạt).
Chờ đến khi lớp hồ dầu chống thấm (lớp 1) vừa ráo mặt (còn mềm nhưng ấn nhẹ không còn dính tay) thì tô tiếp lớp vữa chống thấm dày khoảng 2mm lên bề mặt lớp 1.
* Sau đó cần bảo dưỡng bằng nước.
* Tô vữa hoàn thiện trong vòng 3 ngày trở lại.
* Nếu là mặt ngoài vách tầng hầm (phần ngầm) thì có thể tiến hành lấp đất (trong vòng 3 ngày trở lại) mà không cần phủ lớp vữa hoàn thiện.
Chú ý:
- Chỉ nên tiến hành chống thấm vách tầng hầm sau khi đổ bêtông ít nhất từ hai tuần trở lên.
- Qui trình trên có thể áp dụng chống thấm cho mặt ngoài hoặc mặt bên trong vách tầng hầm.
Thư viện video
Hỗ trợ online
Cảm ơn bạn đã ghé thăm website. Chúng tôi hân hạnh được hỗ trợ cho bạn
Thư vấn kỹ thuật
Lượt truy cập
Đang online 0
Hôm nay 1
Hôm qua 0
Tháng này 0
Lượt truy cập 193199